Tẩy tế bào chết bao nhiêu phút và mỗi tuần bao nhiêu lần?

Bạn có biết các tế bào da luôn thay thế và hồi phục liên tục? Đó chính là lí do mà chúng ta cần phải tẩy da chết định kì, vì nếu lớp tế bào cũ vẫn còn trên bề mặt thì da sẽ bị bí tắc và không thể hấp thụ tốt các dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng da. Vậy bạn đã biết có những phương pháp tẩy tế bào chết nào và nên tẩy tế bào chết bao nhiêu phút, tẩy tế bào chết body trong bao nhiêu phút chưa? Hãy cùng chamsocdanw tìm hiểu thêm qua bài viết này nhé!

1. Tẩy tế bào chết là gì?

Tẩy tế bào chết là loại bỏ những tế bào đã chết trên bề mặt ngoài cùng của da. Tẩy tế bào chết được bao hàm trong quá trình chăm sóc da mặt và body, xuyên suốt quá trình tẩy da hóa chất hay mài da hiển vi. Tẩy da chết có thể thực hiện qua thao tác cơ học hoặc hóa học.

2. Tẩy da chết có tác dụng gì?

Tẩy da chết giúp da thông thoáng

Tẩy tế bào chết cho da là việc nên làm định kì bởi những yếu tố sau đây:

  • Giúp da thông thoáng, hạn chế việc nổi mụn trứng cá trên da.
  • Khiến làn da trở nên sáng bóng, mịn màng
  • Thúc đẩy quá trình làm mới và sản sinh collagen
  • Loại bỏ tế bào chết để giúp da dễ thẩm thấu các dưỡng chất đến từ những sản phẩm chăm sóc da.

3. Có nên tẩy tế bào chết hàng ngày không?

Việc tẩy tế bào chết cho da là điều cần thiết, thế nhưng việc tẩy tế bào chết mỗi ngày sẽ khiến da bị mỏng đi, không tái tạo kịp và trở nên nhạy cảm. Chỉ nên tẩy tế bào chết từ 1-2 lần trong một tuần. Vậy chúng ta nên tẩy tế bào chết bao nhiêu phút?


Xem thêm: Cách tẩy tế bào chết môi Lip Scrub chuẩn hiệu quả ngay lần đầu


4. Nên tẩy tế bào chết bao nhiêu phút?

Tẩy tế bào chết cho da trong thời gian vừa đủ

4.1. Tẩy tế bào chết cho da mặt

Da mặt nên tẩy tế bào chết bao nhiêu phút? Đây là câu hỏi mà nhiều người chưa biết trả lời thế nào, nhưng so với các phần da khác, da mặt (không bao gồm da môi) lại là nơi tẩy tế bào chết trong thời gian ngắn nhất.

Tính từ thời gian thực hiện massage thì bạn chỉ cần tẩy da chết trong vòng 1-2 phút sau đó rửa sạch bằng nước. Không nên tẩy da chết quá lâu, vì nếu chà xát nhiều sẽ khiến da bị mỏng đi, dễ tổn thương và nổi mụn.

4.2. Tẩy tế bào chết cho body

Tẩy tế bào chết body bao nhiêu phút thì đủ?

Đối với body, bạn cần tẩy tế bào chết từ 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm. Bạn có thể dùng sữa tắm trắng da sau khi tẩy tế bào chết và kem dưỡng ẩm để tránh trường hợp làn da bị khô và bong tróc.

4.3. Tẩy tế bào chết cho môi

Tẩy tế bào chết khiến môi hồng và mềm mại hơn

Đối với môi chúng ta sẽ thực hiện tẩy tế bào chết trong khoảng thời gian từ 3-5 phút, giống với các loại da khác, không nên tẩy da chết môi hàng ngày tranh khiến da môi trở nên mỏng và nhạy cảm. Tẩy tế bào chết trên môi nên được thực hiện định kì mỗi tuần để có thể sở hữu bờ môi hồng hào mềm mại.

5. Nên tẩy tế bào chết khi nào?

Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các tế bào và mảnh da thừa làm da sần sùi để nhường chỗ cho các tế bào mới phát triển và hấp thu dưỡng chất tốt nhất trong khả năng có thể. Vì vậy tẩy tế bào chết cho da là bước skincare được thực hiện sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt.

6. Sử dụng phương pháp tẩy tế bào chết nào cho phù hợp?

Mỗi loại da có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên phương pháp tẩy tế bào chết bằng hóa học luôn được khuyến nghị sử dụng hơn là phương pháp tẩy tế vật lí để tránh hết mức các tổn thương trên da. Hãy cùng tìm hiểu lí do nhé!

6.1. Đối với làn da khô và nhạy cảm

Tẩy tế bào chết cho da khô

Da nhạy cảm là loại da vô cùng mỏng manh và dễ kích ứng. Vì thế nên bạn cần cẩn thận khi tẩy tế bào chết cho da, ưu tiên phương pháp tẩy tế bào chết bằng hóa học.

Ngoài ra đối với những ai có làn da nhạy cảm nên hạn chế tối ưu việc sử dụng phương pháp tẩy da chết cơ học. Việc dùng vật cứng ma sát liên tục vào da có thể khiến da bị tổn thương và ngày càng trở nên mỏng manh.

Da khô cũng được khuyên sử dụng phương pháp hóa học vì sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, không gây khô da.

6.2. Đối với da dầu mụn

Da dầu mụn rất dễ bị tổn thương nếu không chăm sóc kĩ càng, việc sử dụng phương pháp tẩy tế bào chết vật lí có thể khiến các hạt li ti đọng lại trên mặt sẽ làm tình trạng xa xấu hơn.

Bạn có thể sử dụng tẩy tế bào chết dạng gel hoặc lotion để giảm thiểu các tổn thương không đáng có cho da.

6.3. Đối với da hỗn hợp

Da hỗn hợp là sự kết hợp của da khô và da dầu tùy từng vùng trên mặt. Thế nên việc tẩy da chết cho da hỗn hợp rất khó vì phải kết hợp theo từng vùng da.

Một điều cần lưu ý chính là không nên sử dụng cả hai biện pháp tẩy da chết trong cùng một ngày vì dễ làm da bị mòn và mỏng đi.

6.4. Đối với da thường

Với loại da này có thể sử dụng được cả hai phương pháp tẩy tế bào chết thế nhưng vẫn cần cẩn thận khi tẩy tế bào chết vật lí, bạn nhớ để ý thời gian để tráng massage trên mặt quá lâu rồi khiến da bị tổn thương nhé!

7. Tẩy da chết đúng cách ở nhà

Bước dưỡng da vô cùng quan trọng sau khi tẩy tế bào chết

Tùy vào tình da của mình bạn có thể chọn phương pháp tẩy tế bào chết cho da, nhưng một tuần chỉ tẩy tế bào chết 1-2 lần thôi nhé. Bạn có thể tham khảo cách tẩy tế bào chết ở nhà đơn giản như các bước sau:

  • Làm sạch bề mặt da: Sử dụng khăn mặt và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn trên da. Nhiệt độ từ nước làm lỗ chân lông mở ra có thể dễ dàng làm sạch hơn. Sau đó dùng bông tẩy trang để thấm khô nước.
  • Tẩy tế bào chết: Thoa vừa đủ một lượng sản phẩm tẩy tế bào chết và massage bằng tay nhẹ nhàng, có thể sử dụng các dụng cụ khác để tăng thêm hiệu quả làm sạch da. Sau khi hết thời gian, dùng nước ấm rửa trôi các tế bào chết trên da là được.
  • Dưỡng da: Bạn tuyệt đối không được quên bước này sau khi tẩy tế bào chết. Các sản phẩm skincare sẽ cấp ẩm và duy trì độ đàn hồi cho da. Bạn nên ưu tiên dùng các sản phẩm vừa có chức năng cấp ẩm vừa có thể chống nắng để bảo vệ da một cách tối ưu nhất.

Xem thêm: Cách tẩy tế bào chết bằng cafe và trứng gà tại nhà mang đến làn da trắng mịn


8. Những điều cần chú ý khi tẩy da chết tại nhà.

Tẩy tế bào chết là một bước skincare cần thiết cần làm định kì mỗi tuần, tuy nhiên nếu không làm đúng cách cũng sẽ gây tổn thương cho da. Hãy lưu ý những điều dưới đây để bảo vệ làn da của chính mình nhé!

8.1. Chọn loại tẩy tế bào chết phù hợp với bản thân

Bạn cần tìm hiểu xem loại tẩy tế bào chết nào phù hợp với da của mình, để ý bảng thành phần để tránh mua phải sản phẩm có thành phần bị dị ứng hay gây kích ứng.

8.2. Thử lượng nhỏ ra tay

Thử lượng nhỏ ra tay trước khi sử dụng

Trước khi sử dụng, bạn hãy thử một lượng nhỏ tẩy tế bào chết lên tay sau đó chờ đợi trong một vài tiếng để xem phản ứng. Nếu có dấu hiệu ngứa rát hay ửng đỏ thì bạn hãy tìm sản phẩm khác phù hợp hơn nhé!

8.3. Không chà xát quá mạnh và lâu.

Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các mảng da thừa và bụi bẩn để da có thể tái tạo và dễ dàng thẩm thấu dưỡng chất. Thế nhưng việc chà xát quá mạnh và lâu có thể khiến da bị mòn đi không kịp với tốc độ tái tạo, làm mỏng da dễ gây kích ứng.

8.4. Không lạm dụng tẩy tế bào chết

Chỉ nên tẩy tế bào chết cho da từ 1-2 lần trong tuần, đối cả với phần da mặt hay da body để không gây tác dụng có hại cho da.

8.5. Vệ sinh nhà tắm

Da vừa được tẩy da chết rất nhạy cảm, thế nên môi trường xung quanh không sạch sẽ có thể khiến da bị nổi ngứa và dị ứng. Vậy nên việc đầu tiên cần làm sau khi tẩy tế bào chết chính là làm sạch nhà tắm đấy nhé!

Tẩy tế bào chết là một chu trình làm đẹp quen thuốc. Hi vọng qua bài viết này bạn có thể tìm được phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp với mình và biết được nên tẩy tế bào chết trong bao nhiêu phút.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *